$475
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của anime vua bóng chuyền. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ anime vua bóng chuyền.Bản tin "Xem nhanh 20h" ngày hôm nay có các tin tức đáng chú ý sau:Bộ Chính trị, Ban Bí thư vừa ban hành Kết luận 127 ngày 28.2 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.Theo đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.Để thực hiện nội dung này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức T.Ư, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể T.Ư và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.Cụ thể, đối với cấp tỉnh, ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích, cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới... làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp.Đối với cấp xã, cần xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hóa, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo... Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền địa phương cấp xã.Cùng đó, làm rõ mối quan hệ công tác giữa các cấp chính quyền địa phương (giữa cấp tỉnh và cấp xã); mối quan hệ công tác theo ngành dọc từ T.Ư đến cấp xã; xác định rõ các điều kiện bảo đảm để chính quyền cấp xã hoạt động hiệu quả trước, trong và sau khi sắp xếp.Chiều 1.3 trên sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM), VCK giải TNSV THACO cup 2025 đã chính thức khai mạc, đánh dấu 16 ngày tranh tài rộn ràng của 12 đội bóng sinh viên xuất sắc nhất toàn quốc.Lễ khai mạc VCK giải TNSV THACO cup 2025 diễn ra ngắn gọn nhưng trang trọng, dưới sự dự khán trực tiếp của những vị khách quý là ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.HCM; anh Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; ông Trần Trọng Dũng, Phó chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam; ông Nguyễn Hồng Minh, Phó cục trưởng Cục TDTT, Bộ VH-TT-DL; ông Nguyễn Ngọc Hồi, Phó giám đốc Sở VH-TT TP.HCM; ông Nguyễn Nam Nhân, Phó giám đốc Sở VH-TT TP.HCM; ông Nguyễn Xuân Vũ, Phó chủ tịch VFF; PGS-TS Trần Cao Vinh, Phó giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM; TS Trần Trọng Đạo, Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng.Lễ khai mạc còn thu hút hàng ngàn CĐV là sinh viên cổ vũ cho 12 trường có đại diện tham dự VCK, bao gồm Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội, Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa (đại diện khu vực miền Bắc); Trường ĐH TDTT Đà Nẵng, ĐH Huế (Duyên hải miền Trung); Trường ĐH Quy Nhơn (Nam Trung bộ và Tây nguyên); Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai (Đông Nam bộ); Trường ĐH Văn Hiến, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, Trường ĐH Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM, Trường ĐH Tôn Đức Thắng (khu vực TP.HCM); Trường ĐH Trà Vinh (Tây Nam bộ).Giải sẽ diễn ra từ ngày 1.3-16.3, trên sân bóng Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM). Các đội bóng sẽ thi đấu vòng tròn một lượt ở mỗi bảng (4 đội) để tính điểm, xếp hạng. Tổng cộng 3 đội xếp thứ nhất, 3 đội xếp thứ nhì và 2 đội xếp thứ ba có thành tích tốt hơn trong 3 bảng sẽ vào thi đấu tứ kết, bán kết, chung kết (theo sơ đồ mã số).Riêng các trận tứ kết, bán kết và chung kết thi đấu theo thể thức loại trực tiếp một trận, nếu sau thời gian thi đấu chính thức (80 phút) tỷ số hòa, sẽ thi đá luân lưu 11 m để xác định đội thắng.Bản tin "Xem nhanh 20h" sẽ quay trở lại vào lúc 20 giờ tối mai với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác tại địa chỉ Thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của anime vua bóng chuyền. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ anime vua bóng chuyền.Cùng bạn chụp ảnh metro, Phạm Trang, sinh viên Học viện Bưu chính viễn thông TP.HCM, phải rất vất vả mới tìm được góc trống để tạo dáng. "Mình thấy có nhiều bạn dựng chân máy giữa lối đi, thậm chí đứng chắn ở cửa tàu để chụp ảnh khiến người khác không thể lên xuống dễ dàng. Dù cảnh rất đẹp, nhưng không khí lúc đó lại khá khó chịu", Trang chia sẻ.Nguyễn Hữu Khoa (28 tuổi), làm việc tại 115 Hai Bà Trưng, Q.3 (TP.HCM), cho biết: "Mình từng chứng kiến một bạn trẻ mải chụp ảnh, vượt vạch cấm. May mắn là nhân viên nhà ga kịp chạy ra nhắc nhở kịp thời. Mình thấy metro có rất nhiều góc 'sống ảo'. Tại sao bạn ấy lại phải chọn góc hiểm hóc đến thế?".Trong khi đó, chị Nguyễn Thanh Trúc (34 tuổi), ngụ tại hẻm 30 Lâm Văn Bền, Q.7 (TP.HCM), chia sẻ cảm giác khá bất tiện khi một số bạn trẻ chụp ảnh và quay video tại metro. "Thấy các bạn dựng chân máy, mình và bạn bè dừng lại để họ chụp hình. Nhưng mãi không thấy xong, lúc đó mình mới nhận ra họ đang quay clip", chị Trúc nói.Chị Trúc cũng thấy cảnh một số người khác dựng chân máy giữa lối đi, bật flash liên tục để chụp ảnh. Họ còn cười đùa, nói chuyện rất lớn, làm ảnh hưởng đến không khí của nhà ga. "Metro là không gian công cộng, ai cũng muốn có trải nghiệm thoải mái, nhưng những hành động như vậy làm nhiều người cảm thấy không vui", chị Trúc bày tỏ.Ngô Thúy Nga (29 tuổi), cựu sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho rằng có được bức ảnh "triệu like", một số bạn trẻ đã bất chấp nguy hiểm vượt qua vạch cấm. Đây là hành động tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn, đặc biệt khi tàu di chuyển hoặc hành khách khác vô tình va chạm.Ngoài ra, Nga cho biết việc dựng chân máy giữa lối đi hoặc bật đèn flash khi chụp ảnh không chỉ gây cản trở lối di chuyển mà còn làm phiền những hành khách xung quanh. Một số người thậm chí đứng tạo dáng ở vị trí cửa tàu, khiến việc lên xuống của hành khách gặp khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động chung của nhà ga. "Mặc dù nhân viên nhà ga đã nhắc nhở nhưng một lát sau lại đâu ra đó", Nga nói.Khi đến nhà ga Thảo Điền, người viết chứng kiến cảnh nhân viên nhà ga phải liên tục "tuýt còi", nhắc nhở để đảm bảo an toàn cũng như giữ gìn trật tự. "Chúng tôi khuyến khích mọi người chụp ảnh, nhưng rất mong mọi người tuân thủ các quy định để vừa có ảnh đẹp, vừa đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác", một nhân viên nhà ga Thảo Điền chia sẻ.Theo Thúy Nga, chụp ảnh tại metro không chỉ là cách để lưu giữ những khoảnh khắc đẹp mà còn là cơ hội để mỗi người lan tỏa hình ảnh văn minh, hiện đại của thành phố. "Hãy thể hiện mình là một người trẻ có ý thức, biết cân nhắc giữa cái đẹp và sự an toàn, để metro trở thành một không gian trải nghiệm đáng tự hào cho tất cả mọi người", Nga nói.Trong quy định cấm khi đi metro ghi rõ: Không nói chuyện lớn tiếng hoặc sử dụng các thiết bị di động với âm lượng lớn gây khó chịu, làm phiền hành khách xung quanh. Không được vượt qua vạch màu vàng an toàn được kẻ tại khu vực cửa chắn ke ga. Không chụp ảnh với đèn flash hoặc sử dụng thiết bị chiếu sáng có khả năng gây nguy hiểm cho lái tàu...Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 (HURC 1) khuyến cáo hành khách đi metro cần tuân thủ các quy định, xây dựng và giữ gìn văn hóa metro vì một môi trường giao thông văn minh, hiện đại và an toàn hơn... ️
Đoạt giải Sách hay Trung Quốc năm 2020 do Hiệp hội Đánh giá Sách Trung Quốc tổ chức, được Ban Tuyên giáo Trung ương Trung Quốc bình chọn là "Dự án xuất bản Văn học Thiếu nhi Xuất sắc", được Cục Quản lý Xuất bản và Báo chí Quốc gia đề cử vào 100 ấn phẩm xuất sắc cho thanh thiếu niên trên toàn quốc, Cậu bé đạp gió rẽ sóng có thể nói là tác phẩm nổi bật và nổi tiếng nhất của nhà văn Triệu Lăng.Xoay quanh cậu bé 10 tuổi Tần Hải Tâm - con trai của một người lính hải quân, cuốn sách kể về hành trình hòa nhập với môi trường biển của cậu khi vốn đã quen sống ở đồng bằng, qua gửi gắm bài học về tình yêu quê hương đất nước và sự hy sinh to lớn của những người cha, người mẹ là lính hải quân.Về tác phẩm này, Triệu Lăng cho biết mình lấy cảm hứng từ nhân vật có thật là một cậu bé từng đoạt chức quán quân ở một cuộc đua thuyền. Lần phỏng vấn cậu đã cho cô tư liệu về quá trình huấn luyện của các tay đua thuyền thiếu niên, các cuộc thi đua thuyền trong và ngoài nước. Cô cho biết: "Chỉ để chuẩn bị tư liệu thôi tôi đã phải mất thời gian hơn một năm, quả thực không hề dễ dàng. Tuy nhiên, những điều này đều cần thiết, chính nhờ sự chuẩn bị đầy đủ đó mà tôi mới có thể toàn tâm toàn ý tập trung sáng tác, viết nên tác phẩm có chiều sâu và bề dày".Cô cũng nói thêm "Có 2 câu trong Cậu bé đạp gió rẽ sóng mà tôi rất thích, đó cũng là câu cậu bé đua thuyền đã kể cho tôi khi tôi phỏng vấn cậu. Tôi hỏi cậu bé đã vượt qua khó khăn như thế nào, thì cậu đã đáp: 'Đạp hết sóng gió trên đường đi, bất kể là trong học tập hay cuộc sống, con đều có thể làm được'. Hai câu nói này để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi, khi sáng tác, tôi cũng hy vọng truyền tải được tinh thần lạc quan, tích cực, giàu cảm hứng cho độc giả".Bên cạnh tác phẩm nổi tiếng này, thời gian qua, Chibooks cũng đã giới thiệu đến độc giả tiểu thuyết Mùa lũ của nữ nhà văn, xoay quanh cô bé Lan Nhi và một lần nọ nước lũ tràn qua thôn xóm. Tác giả cho biết cuốn sách này được sáng tác dựa trên nguyên mẫu là câu chuyện thời thơ ấu có thật của bà mình, và đó cũng là câu chuyện bản thân thích nhất, nên cô có một tình yêu nồng nàn với tác phẩm này.Tuy vậy hành trình để hoàn thiện nó không mấy dễ dàng. Cô bộc bạch: "Khi sáng tác Mùa lũ, mặc dù đây là câu chuyện tôi đã nghe kể vô số lần từ khi còn nhỏ, nhưng tôi vẫn nhờ bà kể lại câu chuyện một cách chi tiết từ đầu đến cuối. Tôi dùng điện thoại ghi âm lại từng câu, từng chi tiết, từng câu chuyện bà kể rồi sắp xếp hết chúng vào máy tính, rồi tiếp tục 'tiêu hóa', hấp thụ và sáng tác nghệ thuật".Kết thúc buổi tọa đàm, Triệu Lăng khẳng định cả Mùa lũ và Cậu bé đạp gió rẽ sóng "đều là những tác phẩm tiêu biểu của tôi, và tôi có tình cảm rất sâu đậm với 2 tác phẩm này".Cô cũng nói thêm: "Tôi hy vọng các độc giả thiếu nhi khi đọc 2 cuốn sách đều sẽ giống như nhân vật Lan Nhi của Mùa lũ, trong quá trình trưởng thành dù gặp phải khó khăn hay thất bại, các em vẫn giữ lấy sự nên thơ cùng với trái tim lạc quan và tươi đẹp đối với cuộc sống, ung dung đối mặt bằng nguồn sức mạnh vô tận từ nội tâm. Ngoài ra Tần Hải Tâm trong Cậu bé đạp gió rẽ sóng cũng là một người như vậy, khi khó khăn không nản, áp lực dám gánh, lớn lên ngày càng tích cực và tự tin".Triệu Lăng sinh năm 1984, là thành viên của Hiệp hội Nhà văn Trung Quốc, hiện là biên tập của Tạp chí Văn học và Nghệ thuật Thiếu niên (NXB Thiếu niên Nhi đồng Phượng Hoàng, tỉnh Giang Tô). Cô bắt đầu sáng tác từ năm 13 tuổi và đã có rất nhiều tác phẩm được xuất bản.Tiểu thuyết dài tập Mặt trăng của Chu Tiểu Châu thời thiếu niên của cô đã bán bản quyền sang Malaysia. Trong khi đó, các tiểu thuyết Mùa lũ, Cậu bé đạp gió rẽ sóng cũng được bán bản quyền sang Việt Nam, UAE... ️
️